Lưu ý về trần thạch cao khi sửa chữa nhà cũ

Lưa ý về trần thạch cao khi sửa chữa nhà cũ.






bang gia lap tran thach cao





Trần thạch cao ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng, dân dụng và công nghiệp do có đặc tính thi công nhanh gọn, không độc hại, không cháy, chi phí đầu tư rẻ. Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác. Thạch cao còn rất bền, mát, tạo được hoa văn theo ý thích và không bị nấm mốc. Tân trang trần thạch cao khi sửa chữa nhà cũ, hoặc gặp phải sự cố thường không đơn giản như bạn nghĩ, nếu thực hiện sai các kỹ thuật và xử lý không triệt để dễ khiến hệ thống trần bị hư hỏng, thậm chí phải phá bỏ và thi công mới lại từ đầu. Ngoài ra, bạn cần nắm lựa chọn kiểu trần thạch cao nào phù hợp với căn nhà của mình khi sửa chữa nhà cũ.
lam tran thach cao
Bạn cần nắm rõ các lưu ý sau khi có nhu cầu cải tạo lại trần thạch cao:
1. Lưu ý các vết nứt tại vị trí mối nối, mặt dựng, đường biên trên trần thạch cao.
Nếu như trần thạch cao có những vết nứt nhỏ bạn nên sử dụng bột bả để lấp đầy nó thay vì phải vá lại bằng các tấm thạch cao khác. Đối với một số công trình khi lắp đặt trần thạch cao xong thường bị nứt vị trí các mối nối của trần thạch cao, các vị trí nỗi giữa trần thạch cao và tường. Nguyên nhân có thể là vì nhiệt độ, độ ẩm thay đổi theo mùa khiến cho các tấm thạch cao có hiện tượng co giãn, mà các mối nối được xử lí bằng vật liệu không đảm bảo. Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi vết nứt không nên lớn hơn 1/4 inch và trần thạch cao không nên có sự chênh lệch về màu sắc. Nếu trần thạch cao bị ố bạn nên thay thế toàn bộ diện tích đó hơn là sử dụng bột bả.
2. Tìm lý do gây ra sự cố ( chất liệu, tay nghề thợ, không gian ẩm...) rồi mới sửa chữa trần.
lap dat tran thach cao
Có thể trần thạch cao của bạn đã cũ và cần một số mối vá để hoàn thiện lại, nhưng bạn cũng nên tìm hiểu đằng sau sự hư hỏng này là vấn đề gì. Những công trình gặp phải sự cố này thường là do sử dụng những phụ kiện không đạt chất lượng, không thể có khả năng chịu áp lực. Ngoài ra các trường hợp này có thể do đặt khung trần không đúng chiều tấm thạch cao, các khoảng cách giữa các khung quá lớn. Trong một số trường hợp hiếm hoi có thể do sử dụng các tấm thạch cao không đúng với chức năng chuyên dụng của nó. Nó có thể là do mái trần của bạn bị ẩm hoặc kết cấu khung xương bị ảnh hưởng do sử dụng quá lâu. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi vá lỗi nếu không bạn có thể phải sửa lại chỉ sau một vài tháng
3. Chú ý các mép tấm thạch cao
Khi thay thế các tấm thạch cao không nên chỉ bắt 4 góc của tấm thạch cao, hãy bắt vít với khoảng cách 5 inch để có độ an toàn cao nhất. Ngoài ra, bạn cần chú ý các phào, chỉ thạch cao nếu có, đảm bảo rằng nó không bị rời khỏi điểm kết nối với tấm thạch cao.
4. Bả các vết nối trước khi sơn
Rất nhiều gia đình khi thay tấm xong và sơn luôn đó là một sai lầm vì làm mất vẻ đẹp của mặt trần. Bạn hãy sử dụng băng dán chuyên dụng để dán các mối nối sau đó bả lại bằng bột bả để che kít các vết nối của tấm thạch cao cũ và thạch cao mới. Khi làm trần thạch cao cần phải sử dụng đúng sản phẩm đã được thi công để che phủ mối nối tấm thạch cao, hãy sử dụng băng giấy và bột xử lý mối nối chất lượng. Bạn cần phải lưu ý khi thi công cần tránh liên kết các ty treo trần thạch cao với các xà gồ mái tôn. Do nhiều áp lực trần có thể sẽ bị rung động  dưới tác động của gió và sự thay đổi nhiệt độ của mái tôn khiến các mối nối bị nứt. Công việc có thể lâu hơn một chút nhưng kết quả mang lại sẽ thật bất ngờ dành cho bạn.
5. Chú ý đến hoa văn của trần thạch cao

Nếu như trần thạch cao của bạn sử dụng các họa tiết hoa văn hãy lưu lại hình ảnh của nó, để sau khi vá hoàn thành bạn còn có thể vẽ lại được hình dáng của họa tiết. Thậm chí với các họa tiết cầu kỳ hơn bạn còn phải thử làm trước khi bắt đầu công việc tu sửa.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm thi công vách thạch cao không bị nứt.

Chuyên mục quan tâm:

BÌNH LUẬN