Trần thạch cao giật cấp và những điều cần lưu ý không thể bỏ qua khi thi công

Trần thạch cao giật cấp và những điều cần lưu ý không thể bỏ qua khi thi công
Trần thạch cao lầ giải pháp tối ưu nhất dành cho trần nhà được áp dụng rộng rãi từ các công trình lớn cho đến xây dựng dân dụng. Có nhiều kiểu thiết kế trần thạch cao khác nhau nhưng trần thạch cao giật cấp là nổi bật nhất bởi có giá trị thẩm mỹ rất cao.
Khi làm trần thạch cao người thợ không chỉ đáp ứng yêu cầu của chủ công trình mà còn thể hiện được khả năng sáng tạo của mình. Những kết cấu trần vững chãi, gợi mở không gian đa chiều, đẹp cuốn hút và kết hợp hoàn hảo với hệ thống chiếu sáng sẽ mang đến cho ngôi nhà một diện mạo khang trang với những hiệu ứng hết sức bất ngờ.
Đối với những người thợ thi công thì trần thạch cao giật cấp luôn đem đến cho họ nhiều cảm hứng trong công việc và cả những thách thức khi yêu cầu kỹ thuật được nâng lên gấp bội. Để quá trình thi công trần thạch cao giật cấp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, đúng kỹ thuật và bền đẹp thì cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1.     Vật tư sử dụng trong thi công trần thạch cao giật cấp

Việc lắp đặt trần thạch cao giật cấp được thực hiện dựa trên 1 bộ khung , tấm thạch cao và các vật liệu thi công khác. Khung Vĩnh Tường là loại khung chịu lực tốt và được các đơn vị thi công đặc biệt ưa chuộng. Khung Vĩnh Tường gồm 2 loại phổ biến đảm bảo yêu cầu kỹ thuật là Khung Vĩnh Tường Alpha và Khung Vĩnh Tường Basi. Tấm thạch cao Gyproc 9mm thường được áp dụng cho trần thạch cao loại này với nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau, có loại chống ẩm, chống cháy nếu cần. Nếu công trình thi công sử dụng khung Vĩnh Tường Basi đến tấm thạch cao 1220x2440.

2.     Kỹ thuật thi công trần thạch cao giật cấp

Thi công vách ngăn thạch cao, trần thạch cao so với các phương án khác có nhiều thuận lợi hơn nhưng cũng có rất nhiều yêu cầu kỹ thuật chung phải lưu tâm đáp ứng đúng.
·        Đối với các mặt dựng thì thợ làm thạch cao bắt buộc phải sử dụng thanh V tại các điểm nối liên kết nhằm tăng cường độ an toàn đồng thời có tác dụng giúp cho mặt dựng đứng thẳng không gồ lên, lượn sóng hay lật sang.
·        Khi lắp tấm cần chú ý làm sao đặt chiều dài tấm thạch cao song song với thanh chính và vuông góc 90 độ so với thanh phụ.
·        Liên kết thanh U ở các mặt đứng thanh dựng phải được đảm bảo
·        Vị trí của tấm thạch cao mặt dựng luôn ở phía trên tấm của trần hạ.
·        Thanh chính trần hạ cách tường khoảng 40 cm.
·        Khi xử lý các mối nối thạch cao phải sử dụng bột chuyên dụng Gyp Filler để đảm bảo lấp đầy và loại bỏ các khiếm khyết.

Những lưu ý kỹ thuật trên đây được đúc rút từ kinh nghiệm lâu năm trong nghề của đội ngũ lắp đặt trần thạch cao chuyên nghiệp Bách Khoa hy vọng sẽ giúp được các bạn thợ mới vào nghề cải thiện được năng lực làm việc của mình, thi công nhanh chóng hơn cho công trình đẹp hoàn mỹ hơn.
Đối với các chủ công trình, chủ căn hộ, nhà riêng, cửa hàng… có nhu cầu lắp đặt trần thạch cao giật cấp đúng kỹ thuật với đội thợ lành nghề thì có thể tham khảo Bảng giá lắp đặt trần thạch cao của Trung tâm trần thạch cao Bách Khoa trước khi liên hệ. Bách Khoa cam kết đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu kỹ thuật của trần thạch cao giật cấp ở mọi cấp độ.

BÌNH LUẬN