Điều gì trong thi công khiến trần thạch cao kém chất lượng, sớm hư hỏng?

Điều gì trong thi công khiến trần thạch cao kém chất lượng, sớm hư hỏng?

 Để có được một công trình thạch cao chất lượng, chủ nhân ngôi nhà nên giám sát chặt chẽ quá trình làm trần thạch caoBên cạnh đó, chủ nhân ngôi nhà cũng cần phải lưu ý tới chức năng sử dụng, đảm bảo độ bền vững và an toàn của công trình.  Từ đó có những bước chuẩn bị tốt cho quá trình thi công thạch cao. Bài viết này sẽ giúp tìm hiểu thêm một số lý do thường gặp khiến trần thạch cao kém chất lượng, sớm hư hỏng sau quá trình thi công.

làm trần thạch cao giật cấp
Trước hểt, cần phải hiểu rõ các đặc tính của tấm thạch cao, từ đó có phương pháp thi công lắp đặt trần thạch cao phù hợp.
Tấm THẠCH CAO có đặc tính siêu nhẹ với công nghệ tạo bọt thạch cao.
·         Đặc tính nổi bật nhất của tấm thạch cao là trong cùng một sản phẩm có nhiều các tính năng như sức chịu lửa.
·         Không bắt lửa, không lan truyền lửa, ngăn cháy, không sinh ra khói bụi như tấm bao giấy hoặc phủ các loại vật liệu khác và không phát nóng khi ngăn cháy.
·         Chống ẩm, cách âm, thoát hơi ẩm, không hút ẩm, không tụ nước bề mặt nên có thể chống nấm mốc.
 giá trần thạch cao giật cấp


·         Tấm không cong vênh, co ngót, đảm bảo độ ổn định khi có sự thay đổi nhiệt độ hoặc khí hậu nên không bị rạn nứt các mối nối do đã được xử lý từ thạch cao nguyên chất, được đúc và phơi khô tự nhiên.
·         Bề mặt tấm bám với mọi loại chất liệu bột bả nên không bong tróc hoặc phồng rộp.
·         Do bề mặt tấm không tụ nước, tính thoát ẩm cao nên ngăn ngừa được nấm mốc.
·         Chịu uốn và nén tốt do được gia cố lõi của tấm bằng hai lớp sợi thủy tinh nên không bị võng và biến dạng.
·         Do tấm có kết cấu chắc đặc nên có khả năng cách âm rõ rệt.
lắp trần thạch cao vĩnh tường
·         Đặc tính cách nhiệt CHỐNG NÓNG cực tốt
·         Tấm thạch cao có khả năng bức xạ nhiệt và phản xạ ánh sáng cao nên không có sự phát nóng giữa nhiệt độ bên ngoài và trong nhà của bạn.
Do chưa nắm rõ đặc điểm trên, dẫn đến trong khi thi công, các kỹ thuật viên thường mắc phải các lỗi khiến công trình kém chất lượng. Điển hình là các lỗi sau:

Nứt các vị trí nối

Đối với một số công trình khi thi công xong thường bị nứt vị trí các mối nối của trần thạch cao, các vị trí nỗi giữa trần thạch cao và tường. Nguyên nhân có thể là vì nhiệt độ, độ ẩm thay đổi theo mùa khiến cho các tấm thạch cao có hiện tượng co giãn, mà các mối nối được xử lí bằng vật liệu không đảm bảo.
Khi thi công trần thạch cao cần phải sử dụng đúng sản phẩm đã được thi công để che phủ mối nối tấm thạch cao, hãy sử dụng băng giấy và bột xử lý mối nối Boral. Bạn cần phải lưu ý khi thi công cần tránh liên kết các ty treo trần thạch cao với các xà gồ mái tôn. Do nhiều áp lực trần có thể sẽ bị rung động  dưới tác động của gió và sự thay đổi nhiệt độ của mái tôn khiến các mối nối bị nứt.

Các mối nối bị gợn sóng

Hiện tượng này có thể xảy ra khi công trình được hoàn thiện, trần thạch cao bị gồ lên tại các vị trí mối nối. Những điểm lỗi này thường rất khó nhận ra bằng mắt thường, các vị trí mối nối này bị cộm lên khoảng từ 2mm. Nhưng tại các vị trí như cửa ra vào, vách kính đón ánh sáng tự nhiên các vết gồ lên này sẽ hiện lên rất rõ.

Mặt dựng và đường biên bị cong vênh

Thông thường việc thi công trần giật cấp đã khó hơn là trần nổi, nó cần sự công phu và đầu tư hơn, tiêu tốn nhiều công lao động, thêm nữa đòi hỏi thợ thi công phải có tính chuyên nghiệp cao, giàu kinh nghiệm. Đối với một số công trình, để giảm thiểu chi phí, thợ thi công có thể sẽ bỏ qua một số vật liệu cần thiết như viền tường.

 Trần thạch cao bị võng

Những công trình gặp phải sự cố này thường là do sử dụng những phụ kiện không đạt chất lượng, không thể có khả năng chịu áp lực. Ngoài ra các trường hợp này có thể do đặt khung trần không đúng chiều tấm thạch cao, các khoảng cách giữa các khung quá lớn. Trong một số trường hợp hiếm hoi có thể do sử dụng các tấm thạch cao không đúng với chức năng chuyên dụng của nó. Các tấm thạch cao chống ẩm thường dùng cho phòng tắm, bếp hoặc các phòng có độ mở ra bên ngoài lớn,..

Sập trần thạch cao

Nguyên nhân của hiện tượng này là do sử dụng các phụ kiện không đạt chất lượng. Qua sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác, qua thời gian ty treo, bu long, ốc vít, bát liên kết sẽ gỉ sét dẫn đến hiện tượng sập trần. Còn một nguyên nhân nữa có thể kể đến là do khoảng cách ty treo và khung xương không tạo được độ bám nên không thể chịu nổi sức nặng của hệ trần thạch cao.
Chuyên mục quan tâm:

BÌNH LUẬN