Những hiệu quả đặc biệt của tường thạch cao

Những hiệu quả đặc biệt của tường thạch cao.


Tường thạch cao có những công dụng đặc biệt hiệu quả trong thiết kế nội thất, trang trí xây dựng. Mặc dù vậy, bạn cũng nên lưu ý những ưu nhược điểm của vách ngăn thạch cao để ứng dụng hiệu quả trong quá trình thi công Những hiệu quả đặc biệt của tường thạch cao khiến nó ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ gồm: Cách âm tối ưu, Khả năng chịu lực và treo nặng, Chống nóng, chịu ẩm và chịu nước.

 1. Tính chịu ẩm phù hợp với khu vực ẩm ướt 

Với khí hậu ẩm của khu vực miền Bắc và miền Trung, hay các khu vực ven biển, gần sông ngòi ở miền Nam; và cả những tiểu khu thường xuyên gặp ẩm ướt trong công trình như nhà vệ sinh, phòng tắm, phòng giặt… chúng ta cần những vật liệu thích hợp để hạn chế hư hỏng do ẩm gây nên. Nếu bạn áp dụng các tấm thạch cao chịu nước thì điều này trở nên dễ dàng.

 2. Khả năng chịu lực và treo nặng 

Nếu bạn tinh ý trong việc treo các vật dụng, mỗi điểm treo trên tường thạch cao có thể chịu được trọng trải lên đến 25kg (đối với tường thạch cao 2 lớp tấm 12.7mm) hoặc 20kg (đối với tường thạch cao 1 lớp tấm 12.7mm). Bí quyết ở đây là ban nên bắt các dụng dụng lên vị trí có dựng khung xương vách. Bạn có thể dễ dàng treo màn hình tivi 55-60 inch chỉ với 2 điểm treo, hoặc những hệ thống kệ sách, kệ vật dụng bếp…
vach ngan thach cao


3. Cách âm tối ưu 

Tường thạch cao giúp giảm âm thanh truyền qua 2 không gian liền kề lên đến 60dB (tương đương với tiếng ồn xe cộ, máy cắt cỏ, tiếng ồn đám đông…) . Một trong những bí quyết cách âm hiệu quả chính là bắn hai lớp tấm thạch cao lên mỗi mặt vách.
Hệ thống tường cách âm gồm các vật liệu: hệ khung Vĩnh Tường V-Wall, tấm thạch cao  hoặc  tấm tiêu âm , và lớp bông thuỷ tinh. Hệ thống giúp giảm hiện tượng dẫn truyền âm thanh, hay tấm thạch cao chức năng âm học Gyptone giúp giảm lượng âm thanh truyền qua hệ thống và giảm phản âm lại không gian ban đầu. 


 4. Chống nóng 



lap dat tran thach cao
Với giải pháp chống nóng Vĩnh Tường, tường thạch cao có thể giúp nhà bạn cách nhiệt lên đến 8 độ C so với môi trường bên ngoài. Với nguyên tắc hạn chế việc truyền nhiệt qua vật liệu. Cách nhiệt đồng nghĩa với việc giảm sử dụng các thiết bị làm mát hay sưởi ấm, giúp gia đình bạn có thể tiết kiệm lên đến 30% hóa đơn tiền điện. 
Đặc biệt, giải pháp chống nóng còn có tác dụng hiệu quả cho vách tường hướng Tây hay những vách tường thường xuyên tiếp xúc với nguồn nhiệt. 


Nhân tiện, trung tâm làm trần thạch cao cũng giới thiệu đến bạn quy trình thi công vách thạch cao:

vach thach caoBước 1:


Tùy theo bề dày thiết kế của vách có thể chọn các loại thanh phù hợp. Lắp đặt thanh ngang (VTV52,VTV64,VTV76,VTV92 hoặc VTV102) theo phương vách trên sàn nhà và trần nhà.

Bước 2:


Chèn các thanh đứng VTV51,VTV63,VTV75,VTV90 hoặc VTV100 vào các thanh ngang VTV52,VTV64,VTV76,VTV92 hoặc VTV102 theo phương thẳng đứng,khoảng cách giữa các thanh đứng là 600 mm (hoặc 406 mm hay 305 mm) tùy theo loại tấm và bề dày vách . Bắn vítdù liên kết chúng lại với nhau,hoặc dùng kềm bấm vách ngăn.

Bước 3:


Bắt thanh U trên và dưới phải thẳng hàng, độ sai lệch cho phép 2mm. Khi định vị thanh U trên, phải định vị bằng thiết bị Laze hoặc sử dụng quả dọi. Độ hở của thanh C cho phép tối đa trên và dưới ≤5mm và phải bắt đủ 4 vít cho mỗi thanh 2 đầu trên và dưới.

Bước 4:


Sử dụng thanh C 2.6m & C 3m đúng vị trí, nếu vướng đà thì sử dụng thanh C 2.6m, nếu không bị vướng thì dùng thanh C3m. Không đươc cắt thanh C3m sử dụng tại vị trí 2.6m để tránh hao vật tư . Các thanh lên khung phải thẳng, nếu bị cong, vênh phải thay thế bằng các thanh khác.

Nếu vị trí thanh C bị vướng hệ thống ống phía trên thì cắt cạnh bị vướng, tăng cường các thanh xương ngang để chịu lực .
>> Readmore: Lắp đặt thạch cao chìm nổi, cách âm, cách nhiệt

Bước 5:


Trong thi công vách ngăn (vách cong hoặc vách thẳng), tấm thạch cao luôn được lắp cách sàn tối thiểu 10mm để tránh ẩm và lắp từ trần trở xuống. Bắt tấm thạch cao 1 lớp phía ngoài, bắt theo khung, vít bắt tấm khoảng cách chiều đứng là 200mm đối với hàng vít cạnh tấm, 300mm đối với hàng vít phía trong, khoảng cách vít theo chiều ngang phụ thuộc khẩu độ của thanh chính (thanh C) có thể tận dụng các tấm lở để bắt cho lớp 1 (Vách thi công 2 lớp mỗi bên). Lớp 1 phải khoét lỗ vị trí ổ điện (nếu vách thi công 2 lớp mỗi bên), hoặc chỉ đánh dấu vị trí ổ điện nếu vách chỉ thi công 1 lớp.

Bước 6:


Đối với những phòng đòi hỏi phải thi công cả trần chìm và vách, thì phải thi công trần trước rồi sau đó mới đến phần vách. Tuy nhiên, nếu vách ngăn đòi hỏi cách âm bằng bông thủy tinh thì phần vách phải thi công trước phần trần.

Bước 7:


Xử lý các mối nối góc lõm bằng băng lưới và bột xử lý. Trát các lỗ vít bằng bột xử lý. Cuối cúng có thể trang trí cho vách. Nếu vách ngăn thạch cao dài trên 15m thì cứ mỗi 15m nên tạo thêm một đường giăng nối để tránh hiện tượng vách bị nứt.

BÌNH LUẬN