3 thủ phạm gây ra hiện tượng nứt trần thạch cao

3 thủ phạm gây ra hiện tượng nứt trần thạch cao
Trần vách thạch cao ngày càng được ưa chuộng trong thi công nội thất hiện đại nhưng trần thạch cao cũng không thể tránh được những sự cố đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính khiến trần thạch cao có thể bị nứt rạn.

Không chỉ ở nơi đô thị phồn hoa mà ngay cả những vùng nông thôn người ta cũng thích làm trần thạch cao nó có ưu điểm bền đẹp, siêu nhẹ và dễ tạo hình khối trang trí để tạo hiệu ứng đặc biệt. Nếu lựa chọn thợ thi công thạch cao giàu kinh nghiệm của Trung tâm thạch cao Bách Khoa thì không mấy khi xảy ra hiện tượng nứt gãy bởi những người thợ Bách Khoa nắm bắt được quy trình thi công tiêu chuẩn để không xảy ra sự cố và kéo dài tuổi thọ trần. Tuy nhiên, một số trường hợp chủ nhà hoặc chủ công trình trót thuê những đội thợ không đáng tin cậy hoặc non kinh nghiệm hoàn toàn có thể bắt găp hiện tượng này. Khi đó, việc đánh giá đúng nguyên nhân để có hướng khắc phục hợp lý trở nên cực kỳ quan trọng.

Là đơn vị thi công vách ngăn thạch cao, trần thạch cao hàng đầu tại TPHCM, Trung tâm thạch cao Bách Khoa xin tiết lộ 3 “thủ phạm” chính gây nên hiện tượng nứt trần thạch cao sau khi thi công hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

1. Thi công khung xương không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Bộ khung định hình để lắp đặt trần thạch cao chìm thường được kết dựng từ thanh xương cá và thanh u gai treo lên trần nhà bằng hệ thống các ty treo theo tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất. Về cơ bản, có một số thông số kỹ thuật cần đáp ứng khi thi công như sau:
  • Khoảng cách giữa các thanh xương là 800-1200mm
  • Khoảng cách giữa các thanh U gai dao động trên dưới 406 mm
  • Khoảng cách giữa các ty treo là 800-1200 mm

2. Sử dụng nguyên vật liệu thi công không đồng bộ

Trong thi công chuyên nghiệp thì thông thường không thể xảy ra nhầm lẫn hoặc sai sót trong các nguyên tắc sử dụng vật liệu nhưng đối với những người thợ thiếu kinh nghiệm hoặc làm theo cảm tính thì việc sử dụng vật liệu không đúng sẽ rất dễ xảy ra, chưa kể thao tác thi công có sự chỉ đạo thực hiện của chủ nhà thiếu hiểu biết về xử lý thạch cao. Nếu sử dụng cả tấm chịu nước và sử dụng bột trét thạch cao cùng lúc để xử lý các mối nối trần thạch cao hoặc tệ hơn là lấy bột bả để xử lý những mối nối cho nhanh, cho ẩu thì rất dễ xảy ra hiện tượng nứt trần sau này. Nếu đã dùng bột để xử lý các mối nối thạch cao thì tính chất cơ lý, cường độ phải đồng bộ với tấm thạch cao được xử lý và tính toán đến độ co ngót của trần thạch cao trong quá trình sử dụng.

3. Xử lý mối nối trần thạch cao không đúng quy trình

Nếu vì thấy bảng giá lắp đặt trần thạch cao quá rẻ mà thuê phải thợ thi công trần thạch cao “dởm”, làm không đúng quy trình, thì chủ nhà rất dễ gặp xui xẻo bởi có một số thợ dùng bột trét để trét trực tiếp lên mối nối mà không dán băng keo làm giảm cường độ chịu lực của mối nối gây ra hiện tượng đứt gãy.



BÌNH LUẬN